Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

CHUYÊN ĐỀ NẤM



CHUYÊN ĐỀ
MÔ HÌNH NẤM AN BÌNH


I- TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỔ HỢP NẤM AN BÌNH
Ngành nấm không có gì xa lạ đối với người nông dân, vì từ rất lâu người dân Việt Nam đã trồng nấm nấm rơm, nấm mèo. Vào những thập niên gần đây, trên đất nước ta người dân cũng đã trồng thêm nhiều loại nấm như: nấm bào ngư, nấm mỡ, nấm kim châm, đùi gà… tất cả những phương pháp ủ - trồng các loại nấm trên còn xuất phát từ những kinh nghiệm truyền miệng và qua đọc sách báo, cho nên hầu hết vẫn còn phụ nhiều vào thời tiết, vào mùa nấm bệnh, người trồng nhiều khi bị nấm bệnh, côn trùng tấn công không có phương cách nào để chữa trị đành nhìn trại nấm của mình hư đi, thiệt hại nặng nề, có những người mất cả cơ nghiệp vì trồng nấm.
Đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đặc biệt là Cần Thơ nghề trồng nấm rơm đã đạt đến một kỹ thuật cao trong cả nước, nhưng sản lượng nấm chỉ đạt tối đa 7-12% nấm tươi trên nguyên liệu rơm (7-12kg/100kg rơm), so với các nước lân cận như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì còn thua kém xa, sản lượng của họ đạt từ 15-25% nấm tươi trên nguyên liệu rơm.
1.     Hiệu quả kinh tế cao ngành nấm
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon được UNESCO công nhận như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương, kim châm, đùi gà,... và nấm để làm dược liệu như: linh chi, nấm đầu khỉ, nấm vân chi, phục linh,... Nấm được trồng trên 100 quốc gia. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hóa nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần một triệu tấn nấm hương/năm, Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh chi mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD và hiện Hàn Quốc là nước đã và đang nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ nước ta. Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm, mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Sản lượng nấm thế giới mỗi năm đạt khoảng 25 triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm ½ số này. Nấm mỡ muối và nấm hộp của Trung Quốc đang xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới (giá từ 1.300 – 1.500 USD/tấn).
Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam hơn 10 năm gần đây, trồng nấm đã là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Hiện giá nấm tươi trên thị trường nội địa rất cao, nấm mỡ 40.000 – 60.000 đ/kg, nấm sò (nấm bào ngư) 15.000 – 30.000đ/kg. Trước thực trạng người dân còn nhiều lo ngại về thực phẩm như an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, giá thực phẩm không ngừng tăng,… nấm được coi là một loại thực phẩm an toàn, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với nguời tiêu dùng.
Thấy được những lợi ích kinh tế lớn từ việc trồng nấm, hiện rất nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư, đưa khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ hợp nấm An Bình là một trong những doanh nghiệp như vậy.
2.     Bước đột phá của tổ hợp nấm An Bình
Nhìn thấy được những hiệu quả kinh tế từ ngành nấm của các nước lân cận, đồng thời có những con người dám mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng từ trang trại nuôi heo – làm ruộng sang trồng nấm. Bí thư huyện Uỷ huyện Vĩnh Thạnh ông Trần Ngọc Châu đã chỉ đạo trực tiếp cho xã Thạnh Tiến kết hợp với TTHTCĐ cùng người dân thực hiện mô hình trồng nấm. Chỉ đạo cho ngân hàng phát triển nông thôn hỗ trợ vay vốn.
Bên cạnh đó, linh mục Phan Chí Minh và linh mục Phan Đình Sơn luôn cùng đồng hành để động viên chúng tôi một cách tích cực giúp chúng tôi mạnh dạn trong đầu tư.
Tổ hợp nấm An Bình đã được thành lập gồm 9 thành viên.
Để tránh được những bệnh của nấm và không ảnh hưởng nhiều đến thời tiết, tổ hợp đã cử 2 người đi học kỹ thuật nuôi trồng nấm và kỹ thuật làm meo giống nấm tại trung tâm Công nghệ sinh học ứng dụng ở Tp. HCM.
Sự đột phá của tổ hợp nấm là lấy mùn cưa cao su để trồng các loại nấm, sau khi đã trồng các loại nấm sẽ tái sử dụng để trồng nấm rơm cho hiệu quả cao.
3.     Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nấm
Thời gian qua, tổ hợp nấm An Bình đã nhận được sự hỗ trợ từ ông Lê Duy Thắng, Giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, và bà Hàng Châu Trang, Giám đốc cty Nấm Trang Sinh, về khoa học kỹ thuật để thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp”. Đây là mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 2012-2015 của xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Mục tiêu của mô hình nhằm áp dụng những kết quả nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực sinh học nông nghiệp để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu đạt hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tại xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh.
Thực hiện mô hình, tổ hợp nấm An Bình đã xây dựng mô hình tập trung chuyên sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm theo hướng công nghiệp tại xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ với quy mô diện tích 3.500m2. Sản lượng nấm đạt 70 tấn/năm; phát triển 02 trang trại, nhiều gia trại chuyên trồng nấm ở các xã lân cận với các loại nấm như: nấm bào ngư, nấm rơm, mộc nhĩ, linh chi, đầu khỉ,...; hoàn thiện các quy trình công nghệ nuôi trồng nấm trên từng loại giá thể sẵn có và phù hợp với địa phương như: mùn cưa, rơm rạ, thân lõi ngô,...
Hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nấm tươi tại các thành phố thị xã, thị trấn, khu đông dân cư, các nhà hàng, khách sạn. Liên kết giữa các nhà khoa học - nhà nông – ngân hàng - nhà doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp thị trường tối ưu cho sản phẩm nấm nhằm thúc đẩy phát triển ngành nấm một cách bền vững.
Thực hiện mô hình này, tổ hợp nấm sau khi đã cử 2 người đi học kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu – kỹ thuật làm meo giống nấm để làm chủ các công nghệ nuôi trồng, bảo quản và sơ chế nấm; tranh thủ được các điều kiện thuận lợi về địa hình, thị trường,…
Trồng nấm không cần nhiều diện tích, vốn đầu tư không cao, kỹ thuật không khó nhưng lại tạo ra giá trị cao vượt trội so với nhiều cây trồng vật nuôi khác, gấp 20 lần trồng lúa và cả chục lần so với rau. Nhờ đầu tư vào trồng và sản xuất nấm, hiện tổ hợp nấm đã có bước phát triển vượt bậc, quy mô của tổ hợp hiện gấp hàng chục lần so với 1 năm trước.
Kết quả của dự án sẽ tạo tiền đề cho phát triển sản phẩm nông nghiệp giá trị cao nói chung và ngành trồng nấm nói riêng trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Với hiệu quả như đã nói, có thể khẳng định mô hình này hoàn toàn có thể chuyển giao công nghệ, nhân rộng tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tăng thu nhập cho các hộ gia đình và bà con nông dân.
II- HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ NẤM AN BÌNH
1. Thành lập tổ hợp tác nấm
Tổ nấm được thành lập vào tháng 3-2013 do UBND xã Thạnh Tiến quyết định thành lập theo quyết định số: 15/QĐ-UBND xã Thạnh Tiến, ngày 15-03-2013 gồm 9 thành viên.
Trước khi thành lập tổ hợp tác, các thành viên này đã thực hiện trồng nấm từ tháng 08-2012.
2. Kế hoạch hoạt động giai đoạn I
Tổ thực hiện trồng nấm bào ngư Nhật với số lượng 70.000 phôi với số vốn đầu tư hơn một tỷ đồng cho nhà trồng và mua phôi, buổi đầu sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên đã được ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh cho vay 700.000.000 đồng để sản xuất kinh doanh.
Sau hơn 13 tháng hoạt động, các hộ trồng nấm đã thu hoạch được hơn 16 tấn nấm tươi và bán với giá 35.000 tương đương 560 triệu đồng, các hộ trồng đã thu hồi được mua phôi và có lãi.
Thực hiện trồng nấm bào ngư trong giai đoạn I theo mô hình dân gian nên hiệu quả năng xuất không cao, gặp nhiều rủi ro.
3. Kế hoạch hoạt động giai đoạn II
Kể từ sau khi thành lập tổ hợp nấm, đến tháng 5-2013 tổ đã tạo điều kiện cho 2 người đi học kỹ thuật trồng và làm meo giống nấm. Đi học về, kế hoạch thực hiện trồng trong giai đoạn I đã được thay thế bằng một phương pháp sản xuất hoàn toàn áp dụng khoa học kỹ thuật, khắc phục được hậu quả ảnh hưởng của thời tiết, phòng tránh được các bệnh về nấm mà từ trước đến nay người dân trồng vẫn luôn lo sợ.
Mô hình mới được áp dụng thay đổi mới hoàn toàn từ thực hiện nhà trồng, ủ phôi, kệ phôi, chăm sóc… đảm bào được các điều kiện như: vệ sinh, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thông thoáng đảm bảo oxy. Lợp lá thay bằng  các chất liệu công nghệ; nền cát thay bằng nền xi măng…
Việc thực hiện mô hình tiên tiến này không làm ảnh hưởng đầu tư ban đầu, thậm chí có thể đầu tư thấp hơn so với mô hình cũ (lợp lá) nhưng đem lại hiệu quả rất cao và độ bền gấp mấy lần.
III/- KẾ HOẠCH NUÔI TRỒNG NẤM MÈO ĐEN
1. Thực hiện nhà trồng:
Nhà trồng được tính như sau: 6m x 6m = 3.800.000 đồng. 
Trong đó: cột, kèo, đòn tay, công lắp ráp.
Nền xi măng cả công thợ: = 4.150.000 đồng
2. Mái lợp: 
- 2/3 cuộn giấy cách nhiệt hai mặt (Cát Tường) = 840.000 đồng
- nilông cuộn: khoảng 200.000 đồng (loại ống 3 mét cắt ra được 6 mét ngang vừa đủ một khung nhà như trên)
- Lưới lan: 42m x 15.000 = 630.000 đồng (lưới Thái)
- Lưới biển lớp lên trên tất cả để bảo vệ ba lớp kia: 30.000đ x 2kg = 60.000 đồng
- Lưới trắng thái bao chung quanh chống côn trùng: 48m x 8000 = 384.000 đồng
+ Bằng cây tràm: 30 x 35.000đ = 1.050.000 đồng
Tổng mái lợp: (840.000 + 200.000 + 630.000 + 60.000 + 384.000) = 2.140.000 đồng
Vật liệu làm nhà tổng chi phí: = 3.800.000 + 4.150.000 + 2.140.000 + 1.050.000 = 11.140.000 đồng
Hệ thống tưới mát và tưới ẩm tuỳ vào cách thức mỗi người có thể khác nhau. Nếu mất công thì ít tiền, tiện lợi thì tốn kém hơn.
Chú ý: Dù làm nhiều hay ít chúng ta đều phải mua một moteur hoặc một máy nén hơi nước.
3. Phôi trồng
- Thời gian: 2,5 - 3 tháng
- 1 bịch phôi = 4.000 đồng
- 1 nhà trồng như trên (6x6) = 3.500 phôi x 4.000 đ = 14.000.000 đồng (chưa kể chi phí vận chuyển, chi phí vận chuyển tỷ lệ nghịch với số lượng và đoạn đường)
- sản lượng: 1 bịch phôi cho 80 gram x 3.500 bịch = 280 kg
- Giá bán: 280 x 80.000 đ = 22.400.000 đồng
+ Tổng lời: 22.400.000 – 14.000.000 = 8.400.000 đồng
- Lãi tháng: 8.400.000 : 3 = 2.800.000 đồng
4. Xử lý sau khi trồng nấm mèo
Sau khi đã trồng nấm mèo xong, chúng ta có thể lấy phần mạt cưa đã mục một phần vì để nuôi dưỡng nấm mèo rồi đem trồng nấm rơm.
Cách thức trồng nấm rơm:
+ Mỗi bịch phôi cho năng suất 50 gram tương đương với 2.000 đồng.
IV/- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN 2013-2015
- Tổ hợp tự sản xuất meo giống các loại để cung cấp đảm bảo cho nuôi trồng nấm.
- Tổ hợp sản xuất bịch phôi để nuôi trồng nấm các loại ổn định cho tổ hợp và cho người dân nuôi trồng với giá hợp lý.
- Tổ hợp chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật cho người (hộ) dân nuôi trồng nấm.
- Tổ hợp sẽ ký hợp đồng hai chiều với người (hộ) dân để sản xuất: cung cấp phôi và kỹ thuật nuôi trồng + thu hoạch; thu mua tất cả các loại nấm do tổ hợp cung cấp.
- Dự kiến đến cuối năm tổ hợp sẽ sản xuất và nuôi trồng 200.000 phôi nấm mèo đen, nấm linh chi, nấm bào ngư nhật.
- Dự kiến trong năm 2014 sẽ sản xuất và nuôi trồng 2.000.000 phôi nấm các loại trong tổ hợp và trong nhân dân (gấp 10 lần).
Trên đây là báo cáo chuyên đề trồng nấm của tổ hợp Nấm An Bình, rất mong được Quý vị lãnh, Quý vị đại biểu hưởng ứng và đóng góp nhiều ý kiến xây dựng để tổ hợp ngày càng phát triển, người dân có nghề nghiệp ổn định tăng thu nhập kinh tế xây dựng quê hương giàu đẹp.

                                                              TỔ HỢP NẤM AN BÌNH
                                                              

4 nhận xét:

  1. Nguyện xin Chúa chúc phúc cho công việc của TỔ HỢP NẤM AN BÌNH ngày một thành quả hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Chúc VP ngày mới niềm vui và hạnh phúc. Nhớ cầu nguyện nhiều cho mình nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Chào các chú!
    Con cũng ở trong huyện Vĩnh Thạnh của mình. Sau khi tốt nghiệp ra trường còn đang loay hoay tìm việc làm nhưng chưa được .Nhận thấy mô hình trồng nấm bào ngư của các chú hiệu quả rất cao, nên con có dự định đến để học hỏi mô hình này. Không biết các chú có thể giúp con được không? Con xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  4. Nấm bào ngư là một loại nấm ăn được, có mùi thơm, ngọt và giòn. Nấm bào ngư rất phổ biến hiện nay vì không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mà còn nhiều tác dụng phòng chữa bệnh. Do đó nấm bào ngư được bán ngày càng nhiều trong các siêu thị, cửa hàng nông sản, các quầy chợ… Có hơn 10 loại nấm bào ngư khác nhau đang được nuôi trồng. Tại Việt Nam, có một số ít loại nấm bào ngư đang được bày bán. Chúng được phân loại theo màu sắc như nấm bào ngư xám, nấm bào ngư trắng, nấm bào ngư vàng. Hay được gọi với cái tên hết sức quyền lực như nấm bào ngư vua, nấm bào ngư Nhật. Nấm bào ngư đang được nhiều người tiêu dùng tìm đến như một thực phẩm…

    Trả lờiXóa

Xin cảm ơn! Nếu có chậm trễ xin cảm thông!