Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

GIA ĐÌNH - CÁI NÔI GIÁO DỤC

Câu chuyện dạy con thâm thuý còn lưu truyền đến muôn đời muôn nơi của Thân Mẫu Mạnh Tử vẫn đọng mãi trong tôi. Mẹ Mạnh Tử rất quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục con, bà biết rõ rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, vì vậy bà rất chú ý đến việc tạo cho con một môi truờng sống lành mạnh.
Thuở nhỏ, gia đình Mạnh Tử ở gần nghĩa trang, Mạnh Tử luôn bắt chước người lớn chơi trò “đám tang” cùng với bạn bè. Bà rất đau lòng và thầm nghĩ: Nếu cứ tiếp tục sống ở đât thì Mạnh Tử chắc chắn không trở thành đứa trẻ tốt. Mẹ Mạnh Tử bèn bán nhà đến ở gần một khu chợ mua bán nhỏ. Khu chợ lúc nào cũng ồn ào với những tiêng mặc cả, thậm chí cả những tiếng chửi mắng nhau. Môi trường ở đây dễ dàng hấp dẫn Mạnh Tử và Mạnh Tử dần bị ảnh hưởng. Bà nhất định phải lựa chọn cho con một môi trường phát triển tốt. Vì vậy bà lại chuyển nhà lần thứ ba cách Thành Châu không xa. Nhà mới tuy hơi cũ nát nhưng ở gần trường học nên bà yên tâm đưa con trai đến định cư. Do từ nhỏ đã tiếp xúc với những học giả nên Mạnh Tử đã có ảnh hưởng tốt và trở thành học giả nổi tiếng sau này. (trích Bách khoa Tri thức)
Ông cha ta đã dạy: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”; “Dạy con từ thuở còn thơ, …”. Tất cả đều mang ý nghĩa đó.
Từ câu chuyện chuyển nhà của Thân Mẫu Mạnh tử cùng những lời dạy bảo của tiền nhân đã giúp tôi định hướng trong việc giáo dục con cái nơi gia đình.
Sự tác động ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với con người đó là môi trường giáo dục. Theo tôi nghĩ: môi trường giáo dục gia đình là nền tảng cơ bản hình thành nhân cách con người, tiếp đến là nhà trường và xã hội. Môi trường giáo dục gia đình không những giáo dục còn dưỡng dục, dạy cách ăn, dạy lời nói, cách nói, cách phát âm, dạy cách thể hiện tình cảm vui buồn, dạy cách phản ứng từ ánh mắt, cơ thể, trí tuệ, dạy cách suy nghĩ chọn lọc, dạy đến kỹ năng nói, kỹ năng sống, dạy tính độc lập tự chủ, dạy cho lý trí biết nhận biết, biết phân biệt thị phi. Nếu môi trường giáo dục gia đình bị phá vỡ thì ảnh hưởng rất xấu đến một con người trong gia đình, làm ảnh hưởng đến cả xã hội.
          Nhưng dù khó khăn đến đâu, tôi vẫn luôn quan tâm đến việc giáo dục, học tập của các con. Tôi coi trọng việc học của các con tôi, ngay từ thuở học mẫu giáo, tiểu học, trung học, các con tôi đều là học sinh giỏi, giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp thành phố.
Trước tiên chúng tôi giáo dục chúng hiểu biết về “Tiên học lễ, hậu học văn”, giáo dục chúng biết yêu thương nhau, yêu thương bạn bè, yêu thương đồng loại, giáo dục chúng biết luân lý, đạo đức để biết phân biệt thị phi, làm cái đúng, sửa cái sai, thực hiện điều lành, tránh điều ác. Giáo dục ý chí kiên cường, tinh thần cầu tiến, yêu nước, yêu quê hương, gặp nguy hiểm không sợ hãi, gặp gian nan không nản chí.
Là bố mẹ, chúng tôi luôn sống gương mẫu trong từng lời ăn tiếng nói để tạo ảnh hưởng tốt cho con cái. Những lúc chúng gặp khó khăn, chúng tôi như một người bạn thân đồng hành để chia sẻ với chúng.
Khi chúng lớn, chúng tôi mở rộng quan hệ cho chúng bằng cách thường xuyên cho chúng đến thăm ông bà, cô bác, cậu dì để tạo sự thân thiện trong quan hệ gia tộc của chúng, đồng thời giới thiệu với bạn đồng nghiệp của chúng tôi cho chúng được biết thêm về quan hệ của bố mẹ, tìm hiểu môi trường chúng vui  chơi, học tập để quan tâm. Như thế, chúng sẽ được quan tâm mà không cảm thấy mình bị theo dõi, chúng sẽ không bị mặc cảm.
Muốn dạy được như thế, gia đình tôi phối hợp với nhà trường, xã hội, với họ hàng, làng xóm láng giềng, với các đoàn thể, và lời cầu nguyện liên lỉ.
Chúng tôi luôn tìm khả năng học tập của từng người con để giúp chúng chọn lọc môn học phù hợp với khả năng và sở thích.
Nhưng niềm vui lớn của chúng là mỗi khi chúng được về gia đình để hưởng cái hạnh phúc mà không nơi đâu cho chúng được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xin cảm ơn! Nếu có chậm trễ xin cảm thông!